Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Nhà Phố Cổ Điển

Giữa không gian chật hẹp với phố xá đông đúc, không khó để bắt gặp một căn nhà phố mang dáng vẻ cổ điển. Mẫu nhà cổ điển mang trong mình hơi hướng hoài niệm về những hoài niệm xưa, như muốn tạo ra sự khác biệt so với những căn nhà phố hiện đại khác trên cùng một dãy nhà. Đi ngược lại với xu hướng tân thời, có thể là một cách nhấn mạnh cá tính của gia chủ, thể hiện một cái tôi khác biệt về quan điểm nghệ thuật, luôn yêu những cái đẹp đã qua thời dĩ vãng.
Kiến trúc cổ điển với những đường nét phào chỉ khỏe khoắn, hoa văn tinh tế. Tạo nên sự sang trọng quyền quý và nét đẹp riêng khác lạ so với những mẫu kiến trúc khác. Nhà phố cổ điển thưởng có diện tích hẹp, nên để có thể thiết kế nên những ngôi nhà đẹp độc và lạ, đòi hỏi những người kts phải có kinh nghiệm sự sáng tạo và chuyên môn cao.

Nhà phố cổ điển lại là một thể loại nhà phố khác so với nhà phố hiện đại, từ phong cách thiết kế cho đến thủ pháp kiến trúc, các chi tiết trang trí thường cầu kì, tinh xảo, phức tạp nhằm mục đích làm cho ngôi nhà mang vẻ đẹp cổ kính, sang trọng, quyền quý.

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Ngoại thất

Nhà phố cổ điển thường chú trọng vẻ đẹp sâu trong chi tiết, hình thức là cực kì quan trọng. Sử dụng các chi tiết kiến trúc cổ điển một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhưng không quá đà. Mục tiêu nhắm đến là để ngôi nhà mang trên mình những nét đẹp thuần túy không thể chối cãi, cái đẹp chỉ đạt được qua những gì nó đã thể hiện, như một quý bà khoác trên người những trang sức lộng lẫy.
Nguyên tắc thiết kế nhà phố theo xu hướng cổ điển thường là áp dụng những nguyên lý kiến trúc truyền thống, theo các hình thái kiến trúc mang phong cách châu Âu như Pháp, Anh, Tây Ban Nha. Sử dụng quy tắc đối xứng, các dạng hình học căn bản vuông, chữ nhật, tròn. Đường nét không quá mạnh mà uyển chuyển, tinh tế. Thiết kế mặt tiền thường rất chú trọng đến cổng, tường rào, các thức cột, diềm mái, lan can với các kiểu họa tiết, hoa văn trang trí tinh xảo … nhằm tạo ấn tượng ngay với người nhìn, đây, chính là một ngôi nhà có hình thức cổ điển.
Màu sắc được sử dụng thường là màu trung tính, những màu cực nhẹ như màu trắng sữa, màu kem, màu ghi, xanh nhạt, vàng nhạt để cả ngôi nhà toát lên vẻ sang trọng.

Nội thất

Phòng khách thường là nơi gia chủ thể hiện cái tôi của mình. Có thể là một bức tranh lớn gay ấn tượng mạnh, cũng có thể là những chiếc tủ gỗ kiểu xưa đầy hoài niệm… thường thì những vật dụng nội thất trong nhà phố cổ điển cũng đồng điệu với ngôi nhà, cũng cầu kì, sắc xảo trong từng chi tiết. Tuy nhiên phải lưu ý cân đối diện tích sử dụng, vốn đã chật hẹp ở một căn nhà phố, không sa đà vào qua nhiều ở vật dụng, người thiết kế phải lưu ý màu sắc, cách bài trí các loại vật dụng vốn đã nhiều chi tiết vào một không gian hẹp sao cho khong làm căn phòng bị ngộp.

Phòng ăn là nơi nên tạo cho người sử dụng không gian thoải mái và ấm cúng nhất có thể. Ngoài những vật dụng thường như bàn ghế, tủ bếp theo lối xưa, còn phải kết hợp với đèn trần, mảng tường trang trú, tranh ảnh, bình hoa…

Phòng ngủ trong một căn nhà phố cổ điển thường không lớn, thường kết hợp với cả phòng làm việc. Thường sử dụng những gam màu nhẹ, tương đồng với hình thái kiến trúc của căn nhà. Tùy theo nhu cầu của gia chủ, có thể hạn chế việc lạm dụng các chi tiết trang trí phức tạp để làm dịu đi không gian phòng ngủ, vốn đã chịu sự bí bách của thành thị. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét